CHAEBOL – Thế lực thao túng kinh tế Hàn Quốc

công ty con nhưng người đứng đầu chủ yếu điều hành qua 5 công ty chính.
Chaebol, tức Tài phiệt (財閥, 재벌)[1] là tên gọi của các tập đoàn gia đình lớn tại Hàn Quốc. Thông thường Tài phiệt là các tập đoàn đa quốc gia, với thành viên bao gồm rất nhiều doanh nghiệp quốc tế[1] nằm dưới sự điều khiển của một ông chủ nắm quyền hành trên tất cả các cơ sở này.[1][2] Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1984.[1] Hiện nay, ở Hàn Quốc có khoảng vài chục nhóm Tài phiệt như vậy, nằm dưới sự điều khiển của những gia tộc lớn. Năm 2015, các gia tộc này được cho là kiểm soát tới 80% nền kinh tế Hàn Quốc.

Các tài phiệt Hàn Quốc thường được so sánh với mô hình của các Keiretsu (系列, hệ liệt) tại Nhật Bản – mô hình kế tục trực tiếp của các tài phiệt Nhật (Zaibatsu) thời trước năm 1945. Tuy nhiên, các tài phiệt Hàn Quốc có những điểm khác biệt như sau:

Tài phiệt Hàn Quốc chịu sự chi phối của gia tộc khai sinh ra doanh nghiệp đó, trong khi các công ty Nhật nằm dưới sự điều hành của một nhóm người. Cơ cấu quyền lực của tài phiệt Hàn Quốc mang tính tập trung cao độ, trong khi các tập đoàn Nhật có sự phân quyền nhiều hơn.
Tài phiệt Hàn Quốc tự thành lập các hãng riêng của mình để phục vụ cho việc xuất khẩu, trong khi các tập đoàn Nhật thường thuê mướn các công ty bên ngoài để lo việc này.
Tài phiệt Hàn Quốc không sở hữu toàn bộ các cơ sở tài chính và thường phụ thuộc nhiều hơn vào chính phủ. Tài phiệt Hàn Quốc không được phép có ngân hàng riêng, một phần nguyên do của điều này là để tăng cường sự kiểm soát nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng. Luật pháp và sự kiểm soát của chính phủ khiến các tài phiệt Hàn Quốc khó có thể phát triển các mối quan hệ và thương vụ riêng biệt về tài chính, ngân hàng. Trong khi đó các tập đoàn của Nhật Bản từ lâu đã hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng có liên quan, điều này khiến họ rất dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn, mặc dù không phải các công ty Nhật nào cũng được như thế.
Mô hình tài phiệt Hàn Quốc chủ yếu dựa trên một hệ thống phân chia quyền sở hữu rất phức tạp và chồng chéo lên nhau. Người đứng đầu các tài phiệt chỉ nắm quyền kiểm soát ở ba hay bốn công ty chính, các công ty chính này lại điều hành các hãng con trực thuộc vào nó; việc điều hành nhận được sự trợ giúp từ các thành viên trong gia tộc, của nguồn quỹ do cả gia tộc sở hữu, và của các nhân viên quản lý lão thành trong tài phiệt. Một ví dụ đó là tập đoàn Doosan, tài phiệt này có hơn 20 công ty con nhưng người đứng đầu chủ yếu điều hành qua 5 công ty chính.

CHAEBOL của Hàn Quốc gồm những tập đoàn nào?

haebol bắt nguồn từ sự kết hợp của từ “giàu có” và “gia tộc“, dùng để chỉ các nhóm lớn gồm nhiều công ty con có liên kết với nhau, thường bị chi phối bởi một gia đình giàu có.

Hàn Quốc có nhiều tập đoàn gia đình như vậy nhưng nổi tiếng nhất trên thế giới là các tập đoàn như Hyundai, LG, Samsung, Hanjin, Hanhwa, Kumho, Lotte, CJ, GS, SK

Cuối thập niên 1980, Chaebol đã chế ngự lĩnh vực công nghiệp và đặc biệt nổi tiếng về sản xuất, thương mại và các ngành công nghiệp nặng. Các Chaebol được cho đã giúp nền kinh tế xứ sở Kim Chi thoát được cảnh thâm hụt mậu dịch, trở thành nước có thặng dư mậu dịch lớn kể từ năm 1986. Bước sang thập niên 90 của thế kỉ 20, Hàn Quốc “lột xác” hoàn toàn từ một đất nước nghèo nàn bị chiến tranh tàn phá thành một trong những nước công nghiệp mới lớn nhất trên thế giới, người dân được hưởng chất lượng cuộc sống tương đương với các nước công nghiệp phát triển, tất cả đều được tin là công lao của các “người hùng” Chaebol.

Chỉ tính riêng năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 Chaebol Daewoo, Hyundai, LG và SK đã lên đến 111,7 tỷ USD, tương đương 58% tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc, chiếm 1/3 tổng giá trị tư bản của thị trường. Riêng Samsung chiếm tới 20% xuất khẩu của nước này. Ba Chaebol lớn nhất năm 2008 là Samsung (Tam Tinh), Hyundai (Hiện đại) và Daewoo (Đại Vũ) được dân Hàn gọi là “Tam trụ” – 3 trụ cột – chống giữ nền kinh tế nước nhà.

Trong thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, khoảng 80% GDP của Hàn Quốc có nguồn gốc từ các Chaebol.

Một thống kê năm 2015 cho thấy chỉ tính riêng 5 Chaebol đứng đầu đã kiểm soát tới 58% GDP của Hàn Quốc. Số lượng các chi nhánh thuộc sở hữu của 30 Chaebol hàng đầu cũng đã tăng lên 1.246 vào năm 2012. Thông qua việc sở hữu chéo giữa các công ty chính và các công ty con của họ, các gia tộc tài phiệt sáng lập tiếp tục là người chi phối chính của Chaebol.

Ảnh hưởng tình hình căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản

Hàng loạt động thái căng thẳng diễn ra trong suốt thời gian qua của Hàn Quốc và Nhật Bản khiến “con rồng kinh tế châu Á” – Hàn Quốc phải hứng chịu không ít tổn hại kinh tế, và một trong những nhân tố chịu sự thiệt hại này là các tập đoàn kinh tế lớn – Chaebol(재벌).

Trong nửa đầu năm nay, không ít doanh nghiệp kinh tế gia đình lớn đã phải đối mặt với lợi nhuận giảm mạnh. Bộ Công nghiệp, Thương mại và Kinh tế Nhật Bản (METI) cho biết bắt đầu từ ngày 4/7 sẽ hạn chế xuất khẩu ba vật liệu photoresist (chất cản quang), hydrogen fluoride (chất ăn mòn được dùng trong khắc thủy tinh) và fluorine polyimide (một loại nhựa nhiệt dẻo) cho các công ty Hàn Quốc. Các nhà sản xuất chip lớn như Samsung hay SK Hynix hứng chịu sự suy giảm lớn nhất. Lợi nhuận hoạt động của Samsung Electronics, đầu tàu công nghệ Hàn Quốc, giảm 61% trong nửa đầu năm nay trong khi nhà sản xuất chip SK Hynix cũng đã mất 84% lợi nhuận. Trong 2 quý đầu năm 2019, lợi nhuận của 10 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc với 90 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán chỉ đạt 17,6 tỷ USD, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2018. Và so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận quý 3 của “gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc” Samsung tiếp tục giảm 56% nhưng doanh số điện thoại smartphone hứa hẹn mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Không chỉ các Chaebol mà hàng loạt các công ty và doanh nghiệp của cả Hàn Quốc và Nhật Bản đang phải đối mặt trước những sự biến đổi về nguồn cung vật liệu, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất sản phẩm. Liệu có lối đi nào mới để cải thiện cho mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản hay không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *