Theo báo cáo tài sản toàn cầu của Viện nghiên cứu Credit Suisse vào ngày 22/10/2019, Hàn Quốc đứng thứ 11 trên toàn cầu về số người có tài sản trị giá hơn 50 triệu đô la.
Trong báo cáo trên, Hàn Quốc có tới 2.984 người có tài sản cá nhân trị giá hơn 50 triệu USD.
Trong danh sách Top 10 các quốc gia có thu nhập cá nhân được liệt vào dạng “siêu giàu” lần lượt là :
- Mỹ
- Trung Quốc
- Đức
- Anh
- Ấn Độ
- Pháp
- Canada
- Nhật Bản
- Nga
- Hồng Kông
Mức độ giàu có của người trưởng thành tại Hàn Quốc nằm ở mức 175.020 USD, được báo cáo ghi nhận là “cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và xấp xỉ bằng Tây Âu
Trong giai đoạn từ 2000 đến 2019, mức độ giàu có của người trưởng thành ở Hàn Quốc đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 6,9%, cao gấp rưỡi so với tốc độ tăng trưởng của toàn thế giới.
Trong tổng số lượng tài sản, tài sản thực (đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị…) chiếm đến 63%.
Hàn Quốc cũng có 741.000 triệu phú, chiếm 1,6% tổng số triệu phú trên toàn thế giới.
Báo cáo dự đoán số triệu phú của Hàn Quốc sẽ tăng 30% trong 5 năm tới lên 1 triệu người, và những người có tài sản hơn 50 triệu USD tăng 40,4% lên 4.200 người.
Vì sao Hàn Quốc lại phát triển như vậy?
Chế độ giáo dục Là hệ thống giáo dục được hình thành theo dạng 6-3-3-4
– Giáo dục bắt buộc: 9 năm (bậc tiểu học 6 năm và bậc trung học cơ sở là 3 năm)
– Học kì: từ tháng 3 đến tháng 8 (học kì 1), từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau (học kì 2)
– Kì nghỉ: từ tháng 7 đến tháng 8 (nghỉ hè) , từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (nghỉ đông)
Theo số liệu thống kê năm 2010, Hiện tại hệ thống các trường đại học ở Hàn Quốc có 411 trường đại học, trong đó có 179 trường đại học, 145 trường cao đẳng, 40 trường cao học, 20 trường đại học đào tạo từ xa, 11 trường đại học công nghiệp, 10 trường đại học sư phạm và 6 trường đại học khác.
- Học sinh trung học Hàn Quốc học ít nhất 16 tiếng một ngày
Có thể chắc chắn rằng học sinh Hàn Quốc là những kẻ có khả năng học hành “trâu” nhất trên thế giới. Trung bình một ngày các học sinh nước này sẽ bắt đầu học tập từ 8 giờ sáng cho tới 10 giờ khuya, cốt chỉ để sau 12 năm đèn sách sẽ có được một suất vào Đại học. Để phục vụ nhu cầu này, hàng loạt các lớp học thêm, gọi là “hagwon” mọc lên như nấm khắp đất nước Hàn Quốc.
- Đi học cả Thứ 7
May mắn là ở Việt Nam, hầu hết các trường học đều kết thúc vào Thứ 6, tuy nhiên ở Hàn, tất cả các trường đều học vào Thứ 7. Nhưng từ năm 2010, nhận thấy được sự vất vả của các học sinh, chính phủ Hàn đã ra quyết định cho những trường công mỗi tháng chỉ phải học 2 ngày Thứ 7.
- Giáo viên còn hơn cả cha mẹ
“Không thầy đố mày làm nên” luôn là tôn chỉ đạo đức của người dân xứ sở 250 loại kim chi
- Các nhà giáo có tác phong không khác gì doanh nhân
Họ sử dụng các thiết bị công nghệ để lưu trữ bài giảng, ăn mặc lịch thiệp với những bộ đồ âu bóng loáng, chưa cần học cũng đã thấy đáng tôn trọng, lớp học gắn đủ các máy móc chiếu phát phục vụ công việc giảng bài
- “Nhiệm kỳ” 5 năm của các giáo viên
Cứ mỗi nửa thập kỷ, các giáo viên Hàn Quốc lại phải luân chuyển công tác sang các trường học khác, kể cả tình yêu với trường cũ có dạt dào như biển lớn. Không chỉ giáo viên, mà cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng mỗi trường khi hết thời hạn 5 năm sẽ phải trải qua một buổi “bốc thăm trúng thưởng” để chọn bến đỗ tiếp theo của mình. Vì vậy cứ mỗi năm mỗi trường lại có một đội ngũ giáo viên mới.
- Chương trình học đóng kịch phong cách Hollywood
Một trong những bài học thường sử dụng đến phương pháp đóng kịch nhập vai này là bài học về giao thông, luật lệ hay cứu hộ, y tế trong các trường tiểu học
- Phạt, phạt và phạt
Nếu như ở các nước phương Tây, trẻ em được bảo vệ tuyệt đối, không bao giờ có chuyện học sinh về nhà mách bố mẹ bị cô giáo đánh, bị thầy phạt đứng góc lớp thì ở Hàn Quốc mọi thứ ngược lại hoàn toàn. Giáo viên được phép toàn quyền phạt học sinh. Trong lớp học không khó để thấy những chiếc roi mà người Hàn gọi vui là “gậy phép” thường được sử dụng bởi các nam giáo viên để trị những cậu ấm cô chiêu lười học, vi phạm kỷ luật.
- Cởi giày trước khi vào lớp
Bạn có để ý các bộ phim học đường Hàn Quốc, trước khi vào lớp học sinh phải cất giày và chuyển sang sử dụng giày dép chuyên dụng trong lớp học không? Đây là quy tắc của người Hàn
- Một số học sinh Hàn Quốc có tên tiếng Anh
Cái này phải trách các hagwon dạy tiếng Anh thôi. Nhiều lớp học thêm tiếng Anh luôn yêu cầu một môi trường giao tiếp ngoại ngữ thực thụ, vì vậy các học sinh phải gọi nhau bằng tên nước ngoài.
Hàn Quốc hóa rồng:
Năm 1964, Tổng thống Park Chung Hee đi thăm Tây Đức về ông đã mơ có đường cao tốc Seoul – Busan, vì hơn ai hết ông biết ý nghĩa vô cùng to lớn của con đường cao tốc nối liền huyết mạch từ cảng Busan tới thủ đủ Seoul. Nhưng vào thời điểm khó khăn này ông bị phản đối kịch liệt từ nhiều phía (nhất là phe đối lập và ngân hàng thế giới) vì lúc này Hàn Quốc vô cùng khó khăn, mọi người cho rằng ý đồ xây dựng đường cao tốc của ông là không khả thi, thậm chí là viển vông. Ông không nản lòng, nhưng điều làm cho ông trăn trở nhất là không biết số tiền đầu tư vào đây là bao nhiêu? Bởi vậy, ông cho mời 3 đối tượng đến để giao nhiệm vụ tìm đáp án này:
1. Các bộ xây dựng, tài chính, vụ kế hoạch, giao thông (gọi tắt là Bộ giao thông)
2. Thành phố Seoul – là trung tâm kinh tế tập trung nhiều các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc.
3. Ông Chung Ju – Yung – Giám đốc Công ty Huyndai (sau này là Chủ tịch Tập đoàn Huyndai. Ông Chung Ju – Yung được Tổng thống đánh giá cao về ý chí và sự sáng tạo qua công trình đập nước trên sông Soyang và là người đã có kinh nghiệm làm đường cao tốc ở Thái Lan).
Sau một thời gian nghiên cứu thì 3 đối tượng đệ trình lên tổng mức kinh phí: Bộ GTVT là 65 tỷ won, Chính quyền Seoul là 18 tỷ won và ông Chung Ju – Yung là 38 tỷ won. Với con số khá chênh lệch này làm cho Tổng thống rất đau đầu vì sự chênh lệch từ 18-65 tỷ won là quá lớn, lại thuộc vào các cơ quan chuyên môn của Nhà nước. Còn 38 tỷ won lại là con số của một công ty tư nhân mới nổi lên.
Sau một thời gian suy nghĩ và lựa chọn, ông gọi ông Chung Ju-Yung đến hỏi: “Nếu tôi giao công trình này cho ông làm tổng thầu và cộng thêm 10% trượt giá là 43 tỷ won thì ông có dám nhận không”? Với một con người kiên định và yêu nước, sau vài giây suy nghĩ, ông Chung Ju – Yung đã quyết định chấp nhận lời của Tổng thống, mặc dù khi đó tỷ lệ lạm phát là rất lớn, khả năng rủi ro rất cao và sau này tăng thêm 10 tỷ won vì thiết kế công suất của đường thay đổi.
Ông Chung Ju- Yung quyết định chia nhỏ dự án thành các gói thầu nhỏ và giao lại cho 16 công ty khác. Và ông không quên nói với họ rằng “đây là một việc rất khó khăn, nếu công ty nào có năng lực tốt thì có lãi, còn nếu không sẽ bị thua lỗ vì vật giá leo thang hàng ngày”.
Và ông đã giao được 295km cho 16 công ty còn lại 133 km, trong đó có 5km đường hầm khó nhất Công ty Huyndai tự đảm nhiệm.
Vậy là con đường cao tốc chính thức được khởi công vào ngày 1/2/1968 với tổng kinh phí là 53 tỷ won – thời gian này đất nước Hàn Quốc rất khó khăn, thu nhập bình quân đầu người là 200 USD/năm, cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn (nếu tính km giao thông/đầu người thì Hàn Quốc thấp hơn Nhật Bản 10,2 lần, thấp hơn Mỹ 31,5 lần). Toàn bộ máy móc thiết bị được huy động vào đây chỉ khoảng 8 triệu USD, còn phần lớn là làm thủ công. Các nhà thầu phải huy động tới đây hơn 8 triệu lao động để làm 3 ca (suốt cả ngày đêm).
Với quyết tâm phi thường, 2 tuyến đường đã được khai thông ngay trong năm 1968, 3 tuyến đường vào năm 1969 và tuyến cuối cùng là 27/6/1970, toàn tuyến được khai thông. Như vậy, sau 29 tháng thi công để đến ngày 27/6/1970 lễ khánh thành được tổ chức trọng thể và câu nói bất hủ của Tổng thống Park được khắc trên đỉnh cao là “Bằng tài nguyên, kỹ thuật và sức người của Hàn Quốc, chúng ta đã xây dựng thành công con đường cao tốc với thời gian ngắn nhất trong lịch sử xây dựng đường cao tốc của thế giới”.
Thật là một kỳ tích, người Hàn Quốc đã làm được con đường cao tốc không những nhanh nhất thế giới, mà với kinh phí đáng kinh ngạc: 330 ngàn USD/km, thấp hơn Nhật Bản 8 lần vào thời điểm đó.
Nếu quy đổi tỷ giá năm 2018 thì chi phí khoảng 2,1 triệu USD/km, tương đương với 898,8 triệu USD cả tuyến đường 428km.
Trong khi đó đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 105km, chúng ta phải làm 82 tháng với giá 2 tỷ USD , nếu quy chiếu về cùng làn đường thì cao tốc Hải Phòng – Hà Nội có suất đầu tư cao hơn 6 lần so với đường cao tốc Seoul – Busan của Hàn Quốc.
Hàn Quốc dân chủ:
Sau khi Park Chung Hee bị ám sát, Choi Kyu Ha lên nắm giữ chính phủ lâm thời, tình hình chính trị tại Hàn Quốc không thoát khỏi bất ổn. Ngày 12/12/1979, tướng Chun Doo Hwan đảo chính quân sự, lật đổ chính phủ lâm thời Choi Kyu Ha và ban bố tình trạng thiết quân luật.
Tháng 3/1980, sinh hoạt dân chủ bắt đầu bùng lên từ các trường đại học. Trí thức và sinh viên kêu gọi dỡ bỏ thiết quân luật. Ngày 15/5/1980 biểu tình lớn đã diễn ra ở ga Seoul, với sự tham gia của khoảng 100.000 giáo sư, sinh viên cùng thường dân.
Ngày 17/5/1980, Chun Doo Hwan ra quyết định thực hiện thiết quân luật mở rộng. Quân đội được phái đến khắp Hàn Quốc. Cảnh sát đã đột kích vào một cuộc họp giữa các thủ lĩnh liên hiệp sinh viên của 55 trường đại học. 26 chính khách, trong đó có Kim Dae Jung, người về sau trở thành tổng thống Hàn Quốc (1998-2003), đã bị bắt vì tội chủ mưu biểu tình.
Ngày 18/5/1980, sinh viên Gwangju biểu tình lớn. Quân đội đàn áp. Một người biểu tình bị đánh đến chết. Cư dân Gwangju phẫn nộ và tham gia biểu tình ngày càng đông, lên tới 100.000 người vào ngày 20/5. Quân đội bất ngờ nã đạn. Người biểu tình đốt cháy trụ sở của đài MBC đặt tại Gwangju. 4 cảnh sát bị một chiếc ô tô đâm chết tại Tòa thị chính.
Bạo lực lên tới đỉnh điểm vào ngày 21/5/1980. Quân đội dùng hỏa lực tấn công đám đông làm nhiều người bị thương. Dân chúng dùng súng lấy được từ kho vũ khí và đồn cảnh sát để tự vệ. Cuộc đấu súng đẫm máu giữa dân với binh lính đã diễn ra tại Quảng trường văn phòng tỉnh. Đến 17 giờ 30, quân đội phải rút khỏi trung tâm thành phố.
Từ ngày 21 đến 25/5/1980 xung đột xảy ra khắp nơi trong và ngoài Gwangju, hàng chục người bị chết và thương vong. Tin tức vụ tàn sát ở Gwangju truyền đi làm biểu tình bùng phát ở nhiều vùng lân cận như Hwasun, Naju, Haenam, Mokpo, Yeongam, Gangjin và Muan.
4 giờ sáng ngày 27/5/1980, quân đội từ 5 hướng vào trung tâm thành phố và đánh bại lực lượng dân quân chỉ trong vòng 90 phút.
Chưa có một con số chính xác về số người thiệt mạng. Những con số chính thức được công bố bởi Lệnh thiết quân luật sau đó cho biết có 144 thường dân thiệt mạng, 22 lính và 4 cảnh sát bị giết; 127 thường dân, 109 lính và 144 cảnh sát bị thương. Còn theo Hội gia đình những nạn nhân, ít nhất 165 thường dân chết trong khoảng 18/5 đến 27/5. 65 người khác hiện vẫn còn mất tích và được coi là đã chết. 23 lính và 4 cảnh sát bị giết trong suốt cuộc nổi dậy.
Chính quyền Chun Doo Hwan lên án cuộc nổi dậy như một vụ phản loạn bị xúi giục bởi Kim Dae Jung. Trong các phiên xét xử sau đó, ông Kim Dae Jung đã bị tuyên án tử hình trước khi được giảm nhẹ bởi sức ép của dư luận quốc tế13. 1394 người bị giam giữ do dính líu đến sự cố Gwangju, 427 người bị truy tố, trong đó 7 người phải nhận án tử hình, 12 người tù chung thân.
Từ 1983, hàng năm vào ngày 18/5, tại nghĩa trang Mangwol Dong ở Gwangju, lễ tưởng niệm những người bị thảm sát được tổ chức. Rất nhiều phong trào dân chủ đã yêu cầu chính phủ phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát đó.
Lo sợ về sự lộng quyền của chính thể độc tài đã làm cho Hàn Quốc buộc phải sửa đổi Hiến pháp và Luật Bầu cử Tổng thống năm 1987. Hiến pháp mới quy định bầu Tổng thống bằng bỏ phiếu kín, trực tiếp. Trước đó suốt 16 năm,Tổng thống Hàn Quốc được bầu gián tiếp qua các đại cử tri.
Từ năm 1987, Tổng thống Hàn Quốc có nhiệm kỳ là 5 năm và chỉ được phép làm một nhiệm kỳ. Sau bầu cử 1987, chính phủ buộc phải có ý kiến về sự kiện Gwangju. Năm 1988, Quốc hội tổ chức trưng cầu dân ý và đổi tên sự cố này thành Phong trào dân chủ Gwangju.
Năm 1995, Quốc hội đã thông qua một đạo luật đặc biệt về sự kiện này. Những người chịu trách nhiệm đã bị khởi tố. Năm 1996, 8 chính khách bị truy tố với tội danh phản loạn và tàn sát. Bản án được thi hành vào năm 1997, cựu tổng thống Chun Doo Hwan nhận án chung thân. Tuy vậy tất cả những người bị kết tội đều được tổng thống Kim Young Sam ân xá ngày 22/12/1997.
12/1997, đảng đối lập đã chiến thắng trong cuộc bầu cử và đạt được sự chuyển giao quyền lực bằng con đường hoà bình. Đầu 1998 Kim Dae Jung lên làm tổng thống. Cũng từ năm 1997, ngày 18 tháng 5 được công nhận là một ngày lễ lớn ở Hàn Quốc. Năm 2002, nghĩa trang Mangwol Dong ở Gwangju được nâng cấp thành nghĩa trang quốc gia. Năm 2007, Hàn Quốc đã kỷ niệm 20 năm nền dân chủ được thiết lập tại đất nước này, nghĩa là tính từ khi đảng đối lập chiến thắng, cựu tử tù Kim Dae Jung trở thành tổng thống, gõ cửa một thời đại mới.
Tuy nhiên các chính thể độc tài kể từ thời Park Chung Hee đến Chun Doo Hwan vẫn để lại cho Hàn Quốc nhiều vấn đề nhức nhối không dễ giải quyết. Khi Roh Moo Hyun lên làm Tổng thống năm 2003, chính phủ vẫn phải tiếp tục ban hànhcác đạo luật mới và thành lập các uỷ ban điều tra về tình trạng bạo lực và vi phạm nhân quyền dưới thời Park Chung Hee.
Từ 1998 đến 2007, Hàn Quốc đã có những tiến bộ trong tiến trình dân chủ hoá. Tuy nhiên, theo Choi Hyondoc, chính quyền đôi khi vẫn trượt theo hướng độc tài. Choi Hyondoc cho rằng, chính quyền đã bật xi nhan để rẽ sang phía tả, nhưng lại lái Hàn Quốc sang phía hữu.
Đã có rất nhiều tổ chức phi chính phủ giả hiệu (pseudo-NGOs) hoạt động theo mệnh lệnh của chính quyền, nhiều nhóm cánh hữu, nhiều tổ chức hiện vẫn tìm cách bảo vệ những quyền ưu tiên mà họ có được từ thời của chế độ độc tài. Ở Hàn Quốc, quá trình dân chủ hoá diễn ra trong bối cảnh của tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là sự phát triển kinh tế trực tiếp thúc đẩy dân chủ hoá. Các phương thức phát triển kinh tế trở nên quá phản nhân văn và mang nặng tính bóc lột14.
Kết luận:
Tấm gương ngoạn mục về phát triển của Hàn Quốc, rất tiếc lại gắn liền với những bài học đau đớn về bộ mặt phản nhân văn của xã hội và sự chà đạp quyền con người. Bên cạnh nỗi đau khổ của hàng triệu dân chúng trong đó có hàng nghìn người thiệt mạng, thì ngay số phận của các tổng thống cũng không tránh khỏi bi đát.
Trong 8 đời tổng thống kể từ Park Chung Hee (1961) đến nay, đã có tới 2 cuộc đảo chính, nhiều vụ ám sát hụt trong đó một lần thành công, 2 tổng thống bị kết án tù trong đó có 1 án chung thân, 1 tổng thống tự sát, 2 tổng thống từng bị tù đày vì dân chủ trong đó có 1 người từng nhận án tử hình. Thật đáng suy ngẫm, những bất hạnh này không đến từ người anh em phương Bắc, mà là sản phẩm của chính chế độ độc tài16.
Thực tế này có thể bị che lấp bởi một Hàn Quốc thịnh vượng trong con mắt người bên ngoài, nhưng với người Hàn Quốc thì quá khứ chưa xa và không dễ quên. Cuối năm 2005 Hàn Quốc phải thành lập Ủy ban sự thật và hòa giải để giải quyết những vấn đề của thời độc tài. Nhưng đến nay, hồ sơ ngày một dày thêm và khi nhìn lại quá khứ thì một lần nữa vết thương nào cũng rỉ máu17.
PHÂN BIỆT TỪ VỰNG TIẾNG HÀN
PHÂN BIỆT 율 & 률 ——-율 # 률——-Đều có nghĩa là “tỷ lệ” nhưng sử [...]
NHỮNG CÂU GIAO TIẾP TIẾNG HÀN NGẮN GỌN, DỄ HỌC
어서 오세요! Mời vào! 이거 봐! Nhìn thử cái này đi 나를 따라와! Đi theo [...]
CÂU GIAO TIẾP TIẾNG HÀN THÔNG DỤNG, DỄ HỌC, DỄ NHỚ
이렇게 해도 돼요? Làm thế này có được không? 먹지 마! Đừng ăn! 하지 마! [...]
TỪ VỰNG TIẾNG HÀN VỀ HÌNH HỌC
기하학: Hình học 입체 기하학: Hình học không gian 평면 기하: Hình học phẳng 타원: [...]
TỪ VỰNG HÁN HÀN DỄ HỌC, DỄ NHỚ
Nội dung chính 심: Tâm악: Ác안: An압: Áp 심: Tâm 심간: Tâm can 심교: Tâm [...]
TỪ VỰNG TIẾNG HÀN VỀ CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG
신호등: Đèn giao thông 빨간 불: Đèn đỏ 노란 불: Đèn vàng 초록 불: Đèn [...]