Nhóm Ngữ Pháp diễn tả SỰ HỐI TIẾC

Nếu học tiếng Hàn theo các giáo trình, chúng ta sẽ được học các ngữ pháp theo các mức độ từ dễ đến khó xuyên suốt lộ trình học. Tuy nhiên chúng ta thường được học các ngữ pháp một cách riêng lẻ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc khó nhớ hoặc nhớ nhầm. Việc thống kê lại các ngữ pháp theo nhóm sẽ giúp các bạn dễ nhớ hơn, cũng như so sánh được điểm khác nhau của các ngữ pháp để không sử dụng nhầm trong các tình huống giao tiếp.

🌼 Nhóm 19: DIỄN TẢ SỰ HỐI TIẾC 🌼
(후회를 나타낼 때)

🌸 1. -(으)ㄹ걸 그랬다

  • Cấu trúc này diễn tả sự tiếc nuối hoặc hối hận của người nói về việc đã làm hoặc nên làm nhưng đã không làm trong quá khứ. Khi diễn tả sự hối hận vì đã không làm việc nào đó thì sử dụng -(으)ㄹ걸 그랬다, còn khi hối hận vì đã làm hành động nào đó thì dùng -지 말걸 그랬다 hoặc 안 -(으)ㄹ걸 그랬다.
Ví dụ:
시험이 너무 어려워서 시험을 망쳤어요. 이렇게 시험이 어려울 줄 알았으면 공부를 더 많이 할걸 그랬어요.
Đề thi khó quá nên tôi đã bị trượt mất rồi. Biết đề thi khó thế này thì đã học chăm chỉ hơn rồi.
오늘 친구랑 놀러 갔는데 갑자기 비가 왔어요. 오늘 가지 말을 그랬어요.
Hôm nay tôi đi chơi với bạn nhưng đột nhiên trời mưa. Biết thế hôm nay đã không đi chơi rồi.
 
  • Cụm từ 그랬다 trong mệnh đề này có thế rút gọn đơn giản thành -(으)ㄹ걸. Đây là dạng nói thân mật của cấu trúc này, chỉ sử dụng với các mối quan hệ gần gũi hoặc tự nói với bản thân mình.
Ví dụ:
가: 우리과 친구들이 여행 간다는데 너도 같이 갈래?
Tụi mình định đi du lịch nè, đi chung đi.
나: 나도 가고 싶은데 돈이 없어. 이럴 줄 알았으면 돈을 좀 아껴 쓸걸.
Tớ cũng muốn đi lắm nhưng kẹt tiền quá. Nếu biết sớm thì tớ đã để dành tiền rồi.
 
  • Cấu trúc -(으)ㄹ걸 cũng có thể được sử dụng khi diễn tả sự giả định nên chú ý vào ngữ cảnh để phân biệt, tuy nhiên ngữ điệu của câu thường lên giọng ở cuối câu và chỉ sử dụng trong lối nói thân mật.

🌺 2. -았/었어야 했는데

  • Cấu trúc này diễn tả sự tiếc nuối hoặc hối hận về việc đáng ra cần phải làm nhưng đã không làm.
Ví dụ:
가: 마크 씨, 책의 내용을 요약해 보세요.
Mark, em hãy thử tóm lược nội dung cuốn sách đi.
나: 잘 모르겠습니다, 교수님. 책을 미리 읽어 왔어야 했는데 죄송합니다.
Thưa thầy, em không biết ạ. Đáng ra em phải đọc sách trước mới phải, em xin lỗi ạ.
 
가: 김 대리, 왜 이렇게 보고서에 틀린 게 많지요?
Quản lý Kim, sao báo cáo của anh nhiều lỗi sai thế này?
나: 죄송합니다. 제가 다시 한번 검토를 했어야 했는데 안 했더니 틀린 게 많은 것 같습니다.
Tôi xin lỗi. Đáng ra tôi phải kiểm tra lần nữa mới phải nhưng đã không làm nên mới sai nhiều thế.
 
  • Cũng có thể sử dụng cấu trúc -았/었어야 했는데 ở cuôi câu. Trong trường hợp này, câu chuyện ở mệnh đê sau bị tỉnh lược.
Ví dụ:
가: 아이들에게 줄 크리스마스 선물 샀어요?
Bạn đã mua quà giáng sinh cho bọn trẻ chưa?
나: 아니요, 오늘 가니까 선물이 다 팔렸더라고요. 미리 사러 갔어야 했는데…..
Không, hôm nay khi tôi đi mua thì thấy họ đã bán hết rồi. Biết thế tôi đã đi mua trước.
Ở câu này, người nói diễn tả sự hối tiếc đã không mua quà trước nên tự trách mình “어떡하죠?’ (Bây giờ không biết phải làm sao) và ngầm hiểu 어떡하죠? ở mệnh đề sau đã bị lược bỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *